Hoạt động
Nghiên cứu, phát triển thị trường các sản phẩm nông thôn
Ngày đăng: 23/06/2014 - Lượt xem: 3636
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu, rộng, ngoài việc là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam (WTO), các Hiệp định thương mại tự do như: AFTA (năm 2015), FTA, hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã, đang và sẽ được ký kết. Thương mại của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng đứng trước nhiều cơ hội mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối… nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cả trong và ngoài nước, trong đó có các vấn đề về chất lượng, nguồn gốc, thương hiệu và sở hữu trí tuệ.
Với cơ sở là những cán bộ được đào tạo dài hạn tại Pháp, Canada, Úc… và cơ sở cách tiếp cận đa ngành về sở hữu trí tuệ, tổ chức nông dân, tiếp cận thị trường, xây dựng thể chế, ngành hàng, quản lý chất lượng, chính sách cho quản lý và phát triển … Trung tâm Phát triển nông thôn đã xây dựng trục nghiên cứu, tư vấn và hỗ trợ về nghiên cứu, phát triển thị trường, quản trị ngành hàng, sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn.
Nghiên cứu, phát triển thị trường các sản phẩm nông thôn
Nghiên cứu, tư vấn phát triển thị trường là thế mạnh của Trung tâm trong nhiều năm qua, cách tiếp cận chính của Trung tâm trong nghiên cứu phát triển đó là phát triển ngành hàng, thị trường dựa trên lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện sản xuất, năng lực của địa phương. Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu, tham mưu, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương về nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Nghiên cứu, tư vấn về ngành hàng, thị trường cho nông sản
Nghiên cứu ngành hàng Ngô của Việt Nam giúp tổ chức Oxfarm Anh cung cấp các hỗ trợ phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo tại một số tỉnh của Việt Nam;
Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn, ngành hàng rau tại các thành phố như: Hải Dưng, Vĩnh Yên, Hà Nội nhằm xác định hướng sản phẩm cung cấp, các biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi đáp ứng yêu cầu mỗi thị trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nhằm xây dựng giải pháp phát triển các khu vực sản xuất ven đô trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa;
Nghiên cứu, phát triển các ngành hàng như: rau, hoa, chè, cà phê, thủy sản tại các tỉnh như: Lâm Đồng, Quảng Nam, Hải Dương… nhằm xây dựng các giải pháp phát triển bền vững trên cơ sở liên kết ngang – liên kết dọc, nâng cao giá trị gia tăng, khai thác lợi thế về thị trường và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp;
Nghiên cứu ngành hàng các sản phẩm đặc sản như: gạo tám xoan Hải Hậu, bưởi Đoan Hùng, nước nắm Phú Quốc, Thanh Long Bình Thuận… các sản phẩm đặc sản miền Núi phía Bắc;
Nghiên cứu và đề xuất chính sách nhằm quản lý chất lượng vệ sinh An toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt, đặc biệt là gia cầm ở Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long;
Nghiên cứu, xây dựng giải pháp phát triển, tái cơ cấu ngành hàng, nâng cao giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam như: ngành hàng chè, sữa, thịt…